Quay về
Trang chủ

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện


Xử lý nước thải bệnh viện là một việc rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam ta nhằm tránh được các tác động xấu của nước thải bệnh viện, chất thải y tế,…đối với môi trường và cuộc sống con người. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đúng chuẩn, tiết kiệm là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng

Nắm bắt được những vấn đề tất yếu như vậy thì Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và công nghệ Gia Linh chúng tôi với đội ngũ kỹ sư môi trường với  nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải môi trường bệnh viện và áp dụng mô hình công nghệ xử lý tốt nhất sẽ đáp ứng các yêu cầu của tất cả các khách hàng.

1/ Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện:

Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện đến từ nhiều hoạt động khác nhau, có thể phân làm hai nguồn chính:

  • Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh tắm rửa, giặt giũ của cán bộ, nhân viên bệnh viện, thân nhân và bệnh nhân, các hoạt động vệ sinh phòng,…
  • Nước thải y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẩu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.

Nhìn chung các nguồn thải đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh. Do vậy việc xử lý triệt để nước thải bệnh viện là việc hết sức cần thiết.

2/ Thành phần tính chất nước thải bệnh viện:

STT Thông số Đơn vị Giá trị đặc trưng Giá trị C

QCVN 28:2010/BTNMT

A B
1 pH 6 – 8 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (20oC) mg/l 150 – 450 30 50
3 COD mg/l 300 – 500 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100 – 300 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l CXĐ 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 15 – 30 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 50 – 80 30 50
8 Photphat (tính theo P) mg/l 10 – 20 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l CXĐ 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l CXĐ 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l CXĐ 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/100ml 105 – 107 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/100ml CXĐ KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/100ml CXĐ KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml CXĐ KPH KPH

3/ Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải môi trường bệnh viện:


4/ Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải môi trường bệnh viện:

Bể thu gom: Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom nước thải sinh hoạt của công ty, tại đây được lắp thêm lưới lược rác để lược rác thô và các chất lơ lững kích thước lớn trong nước thải. Nước từ bể thu được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa. Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể sinh học kỵ khí.

Bể sinh học kỵ khí: Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.

Bể sinh học thiếu khí:

  • Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Nito và phót pho, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nếu không được xử lý phù hợp, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
  • Chức năng chính của bể Anoxic là chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrat.

Bể sinh học hiếu khí:

  • Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối. Quá trình nitrat hoá được thể hiện theo phương trình bên dưới:

Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.

Bể lắng sinh học:

  • Bể lắng sinh học 2 là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.
  • Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.
  • Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng 2, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
  • Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.

Bể Khử trùng:

  • Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
  • Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B.

Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí